LỄ HỘI ĐÔ THỊ NƯỚC MẶN TẠI TUY PHƯỚC-BÌNH ĐỊNH
Của Xuan Lan · Cập nhật hơn một năm trước
Lễ hội Nước Mặn là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn và ra đời rất sớm ở Bình Định, từ cách đây gần 4 thế kỷ. Lễ hội được tổ chức tại chùa Bà, thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước hàng năm từ mồng 1-3 tháng 2 Âm lịch.
..Khoảng 400 năm trước, khu vực thôn An Hòa là cảng thị Nước Mặn nổi tiếng sầm uất. Người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến di cư sang mở phố buôn bán. Các thuyền buôn Bồ Đào Nha, Hà Lan,...cũng qua lại tấp nập, khiến khu vực này trở thành một đô thi cảng biển giao lưu sầm uất và phát triển.
Lễ hội Nước Mặn ra đời và được tổ chức ở chùa Bà, vừa đánh dấu một cảng thị ở vùng đất biên viễn bước vào thời kỳ phồn vinh, vừa thể hiện sự giao thoa dung hợp văn hóa Việt - Hoa. Lúc này biên giới Đại Việt mới tới núi Đá Bia (Đèo Cả - Phú Yên), và cứ thế duy trì, phát triển, thăng trầm theo nhịp sống của đô thị thương cảng này.
Cho đến ngày nay, tuy cảng thị đã suy tàn do quá trình dịch chuyển của thời gian, thiên nhiên và chiến tranh, biến dạng thành một vùng quê yên tĩnh nhưng chùa Bà vẫn còn, lễ hội Nước Mặn vẫn còn như một hoài niệm về một đô thị thương cảng đã từng là trung tâm thương mại, văn hóa một thời của Bình Định, là biểu tượng của tình giao hữu cùng người Việt lập chùa Ông (Quan Thánh đế miếu) và chùa Bà (Thiên Hậu miếu) để thờ cúng. Chùa Bà là nơi thờ Thiên hậu thánh mẫu - một nhân vật huyền thoại, thường cứu vớt tàu thuyền gặp nạn. Tục thờ Thiên Hậu của người Hoa hòa nhập với tục thờ Mẫu của người Việt chính là linh hồn của Lễ hội Nước Mặn.
Điểm đặc biệt của Lễ hội là người dân ở đây thắp đèn lồng vào các ngày lễ, các nhà đều chuẩn bị đồ ăn thức uống trong nhà để sẵn sàng chào đón khách thập phương đến với lễ hội và xem đây như Tết thứ hai trong năm.
Cùng với hình bóng cảng thị, màu sắc cổ truyền của lễ hội Nước Mặn đã phai nhạt đi nhiều qua bao biến động lịch sử theo năm tháng. Từ một vùng sình lầy, nước biển theo sông rạch dâng lên thường ngày đã được con người bao đời khai phá, dựng xây thành một cảng thị sầm uất. Sông bồi, biển lấp, Nước Mặn không có cái may mắn như Hội An vẫn giữ được hình hài thuở trước. Cho nên lễ hội Nước Mặn như là hồi ức về một đô thị thương cảng lớn nhất phủ Quy Nhơn thuở trước đã suy tàn, hóa thân thành thành phố biển Quy Nhơn tỉnh Bình Định ngày nay.
..Khoảng 400 năm trước, khu vực thôn An Hòa là cảng thị Nước Mặn nổi tiếng sầm uất. Người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến di cư sang mở phố buôn bán. Các thuyền buôn Bồ Đào Nha, Hà Lan,...cũng qua lại tấp nập, khiến khu vực này trở thành một đô thi cảng biển giao lưu sầm uất và phát triển.
Lễ hội Nước Mặn ra đời và được tổ chức ở chùa Bà, vừa đánh dấu một cảng thị ở vùng đất biên viễn bước vào thời kỳ phồn vinh, vừa thể hiện sự giao thoa dung hợp văn hóa Việt - Hoa. Lúc này biên giới Đại Việt mới tới núi Đá Bia (Đèo Cả - Phú Yên), và cứ thế duy trì, phát triển, thăng trầm theo nhịp sống của đô thị thương cảng này.
Cho đến ngày nay, tuy cảng thị đã suy tàn do quá trình dịch chuyển của thời gian, thiên nhiên và chiến tranh, biến dạng thành một vùng quê yên tĩnh nhưng chùa Bà vẫn còn, lễ hội Nước Mặn vẫn còn như một hoài niệm về một đô thị thương cảng đã từng là trung tâm thương mại, văn hóa một thời của Bình Định, là biểu tượng của tình giao hữu cùng người Việt lập chùa Ông (Quan Thánh đế miếu) và chùa Bà (Thiên Hậu miếu) để thờ cúng. Chùa Bà là nơi thờ Thiên hậu thánh mẫu - một nhân vật huyền thoại, thường cứu vớt tàu thuyền gặp nạn. Tục thờ Thiên Hậu của người Hoa hòa nhập với tục thờ Mẫu của người Việt chính là linh hồn của Lễ hội Nước Mặn.
Điểm đặc biệt của Lễ hội là người dân ở đây thắp đèn lồng vào các ngày lễ, các nhà đều chuẩn bị đồ ăn thức uống trong nhà để sẵn sàng chào đón khách thập phương đến với lễ hội và xem đây như Tết thứ hai trong năm.
Cùng với hình bóng cảng thị, màu sắc cổ truyền của lễ hội Nước Mặn đã phai nhạt đi nhiều qua bao biến động lịch sử theo năm tháng. Từ một vùng sình lầy, nước biển theo sông rạch dâng lên thường ngày đã được con người bao đời khai phá, dựng xây thành một cảng thị sầm uất. Sông bồi, biển lấp, Nước Mặn không có cái may mắn như Hội An vẫn giữ được hình hài thuở trước. Cho nên lễ hội Nước Mặn như là hồi ức về một đô thị thương cảng lớn nhất phủ Quy Nhơn thuở trước đã suy tàn, hóa thân thành thành phố biển Quy Nhơn tỉnh Bình Định ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét